Kinh nghiệm kinh doanh nhà trọ thành công

Đầu tiên là kiểm soát về các đối tượng thuê phòng. Bạn phải sàng lọc được những đối tượng thuê ngay từ lúc ban đầu và chỉ nhận những người tử tế, hòa đồng, biết cách sống tập thể.
#1. Tìm kiếm khách hàng

Theo kinh nghiệm kinh doanh nhà trọ trong nhiều năm, nhu cầu khách hàng trong lĩnh vực này là không ngừng tăng lên theo thời gian. Vì vậy, mức độ canh tranh trong ngành cũng cực kì cao. Trung bình, trong phạm vi bán kính 1km xung quanh các trường Đại học phải có đến hơn 30 nơi cung cấp dịch vụ cho thuê phòng trọ. Do đó, nếu không muốn rơi vào tình trạng “vườn không nhà trống” thì trước khi hoàn thiện khu trọ, bạn đã phải hoàn thiện các hoạt động công tác quảng cáo rồi.

Phổ biến nhất là dán tờ rơi ở những nơi tập trung nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng của bạn. Ví dụ như các khu trường đại học, các khu công nghiệp,… Song song với đó, bạn có thể tận dụng quảng cáo mạng với hình thức đăng bài trên tường Facebook, thông qua các trang rao vặt (phongtro123.com, chotot.com, muabannhadat.vn,…). Trong trường hợp bạn đã thực hiện hết những cách này mà không đạt hiểu quả thì hãy thử liên hệ với những môi giới trung gian và chấp nhận chia hoa hồng cho họ để có thể mở rộng mạng lưới tìm kiếm nhé.

#2. Quản lý khách trọ
kinh nghiệm kinh doanh nhà trọ

Với một khu trọ trung bình 10 phòng thì có tầm khoảng hơn 20 người khách thuê. Vì thế, nếu bạn không muốn xảy ra những tình huống rối loạn, mất an ninh, trật tự hay bị phá hoại các tài sản chung thì bạn cần phải có những phương án quản lý rõ ràng và nhất quán.

Đầu tiên là kiểm soát về các đối tượng thuê phòng. Bạn phải sàng lọc được những đối tượng thuê ngay từ lúc ban đầu và chỉ nhận những người tử tế, hòa đồng, biết cách sống tập thể. Tiếp đến, bạn phải đưa ra được những quy định rõ ràng và liệt kê trong hợp đồng thời hạn, nghĩa vụ của đôi bên trong quá trình thuê nhà để tránh tình trạng tranh chấp sau này. Và cuối cùng là những nội quy khu trọ như thời gian đóng tiền phòng (nhà), giờ giấc, dọn dẹp, giữ gìn vệ sinh chung,… cùng những khoản phạt nếu vi phạm. Những điều này, bạn nên công khai rõ ràng và đặt ở những nơi bắt mắt, dễ nhìn thấy nhất.

Ngoài ra, bạn đừng quên nhắc nhở những khách trọ của mình đăng ký tạm trú, tạm vắng ngay sau khi họ vừa dọn đến nhé. Đây là một cách để bạn có thể quản lý thông tin của họ, đồng thời tránh để bị công an phường phạt.

#3. Đề phòng những rủi ro
kinh nghiệm kinh doanh nhà trọ

Dù đã có kinh nghiệm kinh doanh nhà trọ nhưng những rủi ro khi kinh doanh lĩnh vực này là vẫn rất khó tránh khỏi. Vì vậy, bạn nên dự tính được trước những trường hợp rủi rỏ để lên phương án, tránh lúng túng hoặc mất thời gian cũng như tiền bạc khi gặp phải. Theo kinh nghiệm kinh doanh nhà trọ nhiều năm, những rủi ro cơ bản có thể liệt kê cụ thể như sau:

Khách trọ gây rối, ồn ào, mất trật tự hay sử dụng chất kích thích trong phòng: Đây cũng là một trong những trường hợp rất thường gặp, vì vây, bạn cần quy định rõ ràng trách nhiệm pháp lý của khách trọ và chủ trọ khi gặp trường hợp này trong hợp đồng.
Khách trọ chậm trả, khất nợ tiền nhà hàng tháng: Điều này là rất thường gặp. Để tránh trường hợp này, tốt nhất là bạn nên thu tiền nhà của các vị khách trọ vào đầu tháng.
Tai nạn bất ngờ(chập điện, cháy nổ, tắc ống cống, vỡ ống nước,…): Trong trường hợp này, bạn phải dự tính được khoản chi phí để phòng ngừa rủi ro và có quy định về trách nhiệm cũng như điều tra rõ nguyên nhân ngay sau khi tai nạn xảy ra.
Vấn đề an ninh (mất trộm đồ,…): Điều này là hoàn toàn có thể xảy ra ở bất kì khu trọ nào. Vì vậy, bạn hãy quy định cụ thể về giờ giấc đóng cổng, chìa khóa riêng, khóa cổng nơi giữ xe, ổ khóa cùng những tài sản của các phòng đều quy về cho khách trọ tự bảo quản.
#4. Giải quyết khi khách ngừng thuê trọ

Ngoài ra, bạn cũng cần dự phòng đến trường hợp khi khách trọ ngừng thuê phòng. Có 2 trường hợp sẽ xảy ra trong tình huống này.

Khách trả phòng đột ngột khi chưa hết hạn hợp đồng: Trong những điều khoản của hợp đồng cần phải ghi rõ những quy định cho trường hợp này về tiền cọc, mức phạt,… để có thể đem ra đối chất khi cần thiết.

Khách trọ trả phòng khi đến hạn hợp đồng: Bạn cần phải kiểm tra lại phòng ấp kỹ lưỡng trước khi khách trả, yêu cầu khách dọn dẹp sạch sẽ và có đền bù nếu đồ đạc bị hư hỏng do khách gây ra.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *